Nhiều nơi trên thế giới, không bao giờ có ngày Quốc tế thiếu nhi. Ở đó chỉ có sự bất hạnh. Bất hạnh của đói nghèo. Bất hạnh trong sự thất học. Bất hạnh giữa cuộc chiến khốc liệt tranh giành sự sống- cái chết... Và nạn nhân của sự bất hạnh là trẻ thơ.
Một cậu bé người Syria bị thương khi pháo nã vào khu vực dân cư ở thành phố Aleppo. Sau khi được sơ cứu, em ngồi chờ tại bệnh viện để được tiếp tục điều trị trong nỗi sợ hãi in rõ trên gương mặt.
Trẻ thơ và định nghĩa về sự bất hạnhBức ảnh đoạt giải cao nhất – Bức ảnh của năm tại giải Ảnh Báo chí Thế giới 2012 của tác giả người Thụy Điển Paul Hansen chụp tại thành phố Gaza, Palestine. Em Suhaib Hijazi 2 tuổi và Muhammad 3 tuổi đã chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của quân đội Israel vào khu vực dân cư. Cha của các em cũng đã qua đời, mẹ và các anh chị em khác đều bị thương nặng. Những người bác của hai bé đưa các cháu tới nhà thờ để làm tang lễ.
Các em bé đang chờ được phát lương thực cùng với hơn 60.000 người dân vô gia cư khác ở Nam Sudan.
Một em bé người Syria bị đạn lạc găm vào bàn tay, em được đưa tới bệnh viện dã chiến để phẫu thuật.
Bé gái khiếm thính ở Uganda đã khóc sau khi được các bác sĩ khám bệnh miễn phí giúp chữa trị và cải thiện một phần thính giác cho em.
Một em bé chơi đùa bên đống phế thải da thuộc ở Dhaka, Bangladesh. Khu ổ chuột này chuyên nhận thực hiện các sản phẩm đồ da thời trang. Trẻ em cũng sớm phải lao động, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Không khí và nguồn nước nơi đây đã bị ô nhiễm nặng.
Những đứa trẻ người Palestine đi qua đống đổ nát trong trường để vào lớp học. Cuộc đụng độ dữ dội xảy ra giữa quân đội Israel và quân Hamas đã khiến ngôi trường bị phá hoại một phần.
Một người đàn ông Palestine mang trên tay thi thể của một em bé đã chết, bị vùi trong đống đổ nát ở thành phố Gaza sau một cuộc tấn công tên lửa của Israel. 7 thành viên trong gia đình em bé đã thiệt mạng.
Cậu bé người Somali trong trại tị nạn ở Kenya nhìn người mẹ ốm yếu của mình.
Một phụ nữ đang sống trong trại tị nạn ở Kenya dùng những gì có được để dựng lên một túp lều nhỏ cho mấy mẹ con. Dù đã không còn dụng cụ tử tế để dựng lều lán cho những người mới đến nhưng trại tị nạn Dadaab vẫn phải tiếp nhận hàng ngàn người mới đến mỗi tuần. Đa số người mới đến phải tự tìm cách dựng lều ở giữa vùng sa mạc.
Bé Halime Moussa 3 tuổi được điều trị suy dinh dưỡng bằng cách cho ăn qua ống xông đường thở. Tay của em bị băng lại để ngăn không dứt dây dẫn ra. Trước khi được đưa tới bệnh viện ở thị trấn, em bị suy dinh dưỡng rất nặng, mẹ em đã tìm mọi cách vượt qua 70km đường đất để kịp thời đưa Halime tới bệnh viện.
Một em bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trại tị nạn Dagahaley, Kenya.
Một em bé làm việc tại nơi khai thác than ở khu đồi Jaintia, Ấn Độ. Theo tính toán, hiện có khoảng 70.000 trẻ em Ấn Độ đang được thuê làm việc tại hơn 5.000 khu khai thác than tư nhân tại vùng đồi Jaintia.
Một em bé người Afghanistan đang đi thu nhặt những mảnh than nhỏ còn sót lại trong đống bụi than ở một nhà máy để giúp gia đình sưởi ấm trong mùa đông.
Em Shaima Akram 12 tuổi và cô em gái Shamila 9 tuổi ở Islamabad, Pakistan ngày ngày cùng bố mẹ đến làm việc trong một xưởng đóng gạch.
Một em bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trại tị nạn Dagahaley, Kenya.Các em nhỏ tham gia vào một lớp học tạm bợ, dựng lên trong trại tị nạn ở Azaz, gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một huấn luyện viên mắng một vận động viên nhỏ tuổi trong quá trình tập luyện ở trường thể dục thể thao tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hơn 30 em, tuổi từ 5-9 được chọn từ các trường mầm non hoặc tiểu học địa phương để tham gia vào lớp huấn luyện này với tần xuất 5 lần/tuần. Các em được kỳ vọng sẽ trở thành lớp vận động viên kế cận cho thể thao nước nhà. Tuy nhỏ tuổi, nhưng các em phải chịu đựng một chế độ tập luyện và sinh hoạt vô cùng hà khắc.